Trường hợp cụ thể Hậu chấn tâm lý

Những người trong hoàn cảnh sau có nguy cơ cao mắc rối loạn stress sau sang chấn:

Theo Bessel van der Kolk những sang chấn tâm lý nghiêm trọng nhất là khi có sự phá vỡ mối quan hệ thân thiết, gây mất lòng tin nặng nề, như những trường hợp loạn luân, chứng kiến cái chết thảm khốc của người mà mình thương yêu; hoặc khi có sự phá vỡ sự toàn vẹn của bản ngã như trong trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm, tra khảo[7].

Người ta nhận thấy sự tác động khác nhau của sự kiện gây sang chấn đến những người khác nhau, với người này thì để lại hậu quả nghiêm trọng người khác thì không. Trong cùng một biến cố thì người trực tiếp là nạn nhân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chỉ gián tiếp liên quan, chẳng hạn như chỉ nhìn thấy sự kiện. Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins của Mỹ thì những người sống sót sau cơn động đất bị mất mát nhiều nhất về vật chất và tài chính, ít học và một mình trải qua thảm họa có nguy cơ bị rối loạn stress sau sang chấn cao hơn. Cụ thể người bị tổn thất nhiều nhất có các triệu chứng của PTSD cao gấp 4 lần[8]. Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố tâm lý riêng của từng người, những người có khả năng chịu đựng stress tốt hơn thì ít nguy cơ hơn, tuy nhiên tất cả mọi người đều có mức độ chịu đựng nhất định, hiếm có người nào sống sót trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc xã mà lại không bị tổn thương về tâm lý[7].

Việc mất người thân, việc làm, ly hôn… tuy rằng thường chỉ dẫn đến rối loạn stress cấp tính (tức là những biểu hiện lo âu quá độ chỉ diễn ra một thời gian ngắn sau sự kiện đau buồn) nhưng cũng có trường hợp kéo dài và dẫn đến PTSD nên cũng phải lưu ý.